Trong kỷ nguyên số, trí tuệ nhân tạo (AI) trở thành công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất. Tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng AI vào quản lý và chăm sóc khách hàng nhưng vẫn còn lúng túng trong việc khai thác hết tiềm năng của công nghệ này. Vậy AI còn có thể ứng dụng vào những lĩnh vực nào trong doanh nghiệp? Hãy cùng TUT BRAND khám phá ngay trong bài viết này!
Lợi ích của AI đối với doanh nghiệp
AI không chỉ là một xu hướng công nghệ mà đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tăng cường hiệu suất và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Dưới đây là những lợi ích thiết thực mà AI đã và đang mang lại cho doanh nghiệp:
1. AI giúp quản lý nhân sự
Theo báo cáo của Asana, 54% thời gian làm việc của lao động tri thức hiện nay bị chiếm bởi các công việc hành chính có thể tự động hóa nhờ AI. Một số tiện ích trí tuệ nhân tạo mang lại có thể kể đến:
– Sàng lọc CV trong quá trình tuyển dụng, đánh giá ứng viên và đề xuất nhân sự phù hợp.
– Tự động lên lịch, quản lý công việc, tối ưu hóa thời gian làm việc của đội nhóm.
– Theo dõi tiến độ, phân bổ nguồn lực, nhắc nhở deadline.
– Phân tích, đánh giá năng suất làm việc của nhân sự và đề xuất phương án cải thiện năng suất.
Có thể thấy, việc vận dụng AI vào xử lý các công việc lặp lại có thể tối ưu quá trình tuyển dụng, quản lý nhân sự và nâng cao hiệu suất của đội ngũ.
2. Giao tiếp hiệu quả với khách hàng
AI đóng vai trò nâng cao trải nghiệm khách hàng thông qua các công cụ như chatbot. Hệ thống phân tích và tự động hóa của nó có thể phản hồi mọi lúc mọi nơi. Công cụ này cung cấp dịch vụ cá nhân hóa, phản hồi nhanh chóng và hiệu quả đến khách hàng.
Ngoài ra, AI còn có khả năng việc phân tích dữ liệu thông minh. Từ đó, doanh nghiệp dự đoán nhu cầu khách hàng và theo dõi đối thủ cạnh tranh. Thấu hiểu người dùng, AI cá nhân hóa trải nghiệm và tối ưu chiến lược chăm sóc khách hàng. Nó mang đến tầm nhìn giúp doanh nghiệp điều chỉnh chất lượng và duy trì lợi thế cạnh tranh.
3. AI quản lý tài chính doanh nghiệp
Quản lý tài chính là một phần quan trọng trong mọi doanh nghiệp, đòi hỏi độ chính xác cao. Ví dụ, các công việc như phân tích dữ liệu tài chính và dự đoán xu hướng có thể được tự động hóa, giúp giảm tải khối lượng công việc và nâng cao hiệu quả.
AI giúp doanh nghiệp điều chỉnh giá sản phẩm theo nhu cầu thị trường và chiến lược kinh doanh. Cụ thể hơn, AI phân tích xu hướng bán hàng để dự báo doanh thu theo thời gian thực, doanh nghiệp có thể chuẩn bị tốt hơn cho các biến động của thị trường.
Không dừng lại ở đó, AI tự động kiểm tra dòng tiền và phát hiện gian lận. Hệ thống AI theo dõi biến động thị trường sát sao. Qua đó, AI đưa ra đề xuất tối ưu danh mục đầu tư nhằm tăng hiệu quả tài chính.
4. Phân tích thị trường và dự đoán xu hướng
Nắm bắt thị trường là yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh chính xác. Và AI hoàn toàn có khả năng thu thập, xử lý và phân tích lượng dữ liệu khổng lồ để xác định các xu hướng tiềm năng trong tương lai.
– AI giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hành vi khách hàng, tối ưu hóa chiến lược marketing.
– AI hỗ trợ dự báo xu hướng thị trường, giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định chiến lược kịp thời.
– Nhắm mục tiêu chính xác, đo lường hiệu suất chiến dịch và điều chỉnh nội dung marketing theo thời gian thực.
Với khả năng phân tích nhanh và chính xác, AI mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp. Các công ty có thể tận dụng cơ hội AI đem lại và giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
5. AI tăng khả năng bảo mật
Cuối cùng, chúng tôi muốn nói về khả năng bảo mật hiệu quả AI có thể đem lại. Cụ thể bằng cách giám sát, phát hiện và ngăn chặn truy cập trái phép.
Khi phát hiện tấn công, AI tự động chặn IP, cách ly và cảnh báo bộ phận bảo mật.
Ngoài ra, AI tối ưu mã hóa dữ liệu, kiểm soát quyền truy cập và ngăn chặn rủi ro. Việc tự động xử lý cảnh báo giúp AI giảm bỏ sót lỗ hổng, đảm bảo an toàn thông tin.
Khó khăn của doanh nghiệp trong việc tiếp cận AI
Mặc dù AI mang lại nhiều lợi ích, nhưng ứng dụng tại Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn bởi:
– Thiếu chiến lược cụ thể: Nhiều doanh nghiệp chưa có kế hoạch rõ ràng trong việc triển khai AI.
– Thiếu nhân lực có chuyên môn: Công nghệ cao mất nhiều thời gian để hiểu và vận hành. Việc đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự có hiểu biết về AI vẫn chưa được chú trọng đúng mức.
– Ngại thay đổi: Doanh nghiệp Việt còn dè dặt trong việc áp dụng công nghệ mới, một phần do chưa thấy rõ hiệu quả thực tế.
Trong ngành marketing và bán hàng, AI chủ yếu được dùng để viết nội dung quảng cáo, nghiên cứu từ khóa và hỗ trợ chatbot trong bán hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ doanh nghiệp tận dụng AI hiệu quả vẫn còn thấp. Điều này đòi hỏi các nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải thiết kế lại cách quản lý và vận hành để đảm bảo sự hài hòa giữa con người và AI.
Kết luận
Việc ứng dụng AI trong doanh nghiệp không chỉ mang lại lợi ích về hiệu suất và sáng tạo mà còn tạo ra những thách thức mới trong quản lý và vận hành.
Doanh nghiệp cần chủ động tiếp cận, xây dựng chiến lược phù hợp và đầu tư vào nhân lực cũng như công nghệ để tận dụng tối đa tiềm năng của AI, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai.
Nếu không nhanh chóng thích ứng và đầu tư vào AI, doanh nghiệp không chỉ bị bỏ lại phía sau mà còn đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi cuộc chơi đầy cạnh tranh. TUT BRAND sẵn sàng đồng hành và tư vấn giải pháp phù hợp, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa sức mạnh của AI.