Các thuật ngữ Start-up và SME không còn xa lạ với chúng ta trong quá trình tiếp xúc với thị trường lao động ở thời điểm hiện tại. Song, vẫn còn rất nhiều người có sự lầm tưởng Start-up và SME là 2 mô hình giống nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt giữa Start-up và SME, hãy cùng TUT BRAND khám phá trong bài viết dưới đây.

1. Khái niệm
Startup là những công ty khởi nghiệp đáp ứng được nhu cầu của thị trường bằng cách tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hay một quy trình đổi mới sáng tạo. Mô hình này hướng đến tăng trưởng nhanh và thường sử dụng công nghệ, những gì mới mẻ, vượt bậc để tạo ra sự khác biệt trên thị trường.
SME hay SMEs là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise khi được dịch sang tiếng Việt cụm từ này có nghĩa là Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ở Việt Nam, SME chiếm phần lớn tổng số doanh nghiệp và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này giải quyết hiệu quả các nhu cầu việc làm cho thị trường lao động.
2. Mục tiêu kinh doanh
Start-up bắt đầu từ quy mô nhỏ nhưng tầm nhìn phải rộng. Những người sáng lập khởi nghiệp thành công sẽ tác động lớn đến thị trường hiện tại, và có khả năng sắp xếp lại ngành công nghiệp hiện có.

Thời gian đầu Start-up sẽ không tập trung nhiều vào lợi nhuận mà đẩy mạnh phát triển sản phẩm mới. Sau khi vượt qua giai đoạn điều chỉnh mô hình kinh doanh thì mục tiêu mới là tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận. Mục tiêu kinh doanh của Start-up thể hiện bởi khát vọng phát triển mạnh mẽ ở thị trường trong nước lẫn quốc tế.
SME là những tổ chức đi theo mô hình kinh doanh đã sẵn có trên thị trường. Những tổ chức này tập trung vào tăng lợi nhuận bằng cách cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Cách để các SME đạt được lợi nhuận và phát triển hơn chính là theo mô hình kinh doanh ổn định, triển khai đa dạng các chiến lược kinh doanh và hạn chế những tổn thất về tài chính nhất có thể, lấy tài chính kinh doanh làm sự phát triển của công ty.
3. Lợi thế cạnh tranh
Các Start-up sẵn sàng chấp nhận không có lãi trong thời gian đầu và cũng có thể không cần đáp ứng ngay nhu cầu hiện tại của thị trường. Bản thân họ đang muốn tạo thị trường mới từ những sản phẩm và dịch vụ của mình.
Chính vì thế, cạnh tranh của Start-up chính là sự đột phá trong ý tưởng phát triển sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời cần đảm bảo tính thực tế của dự án để các dự án thành công và nổi bật trên thương trường rộng lớn.
Các SME không cạnh tranh dựa vào sự đột phá và độc đáo như Start-up mà phát triển theo chiều hướng tuyến tính, phải đảm bảo được lãi sau một thời gian ngắn. Do đó, các SME kinh doanh những gì mà nhu cầu thị trường đang có sẵn.

Vì dựa trên nhu cầu của thị trường nên việc nắm bắt và đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị trường sẽ giúp các doanh nghiệp SME có được lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ.
4. Tốc độ tăng trưởng
Các công ty khởi nghiệp phải chứng minh rằng mô hình kinh doanh của họ là khả thi và làm được điều này họ phải cần vốn. Vì sản phẩm và dịch vụ của các Start-up trong thời gian đầu chưa có nhiều người dùng sử dụng, nên thường sẽ xảy ra thua lỗ. Vì điều này, các nhà đầu tư cần rót vốn liên tục trong thời gian đầu. Tuy nhiên, khi thành công sẽ tăng trưởng mạnh mẽ theo cấp số nhân.
Với các dịch vụ/ sản phẩm đáp ứng nhu cầu hiện có tại thị trường, SME có thể sẽ có doanh thu ngay từ thời gian đầu. Tốc độ tăng trưởng từ từ và ổn định, nếu được đầu tư vốn nhiều thì sẽ có lợi nhuận sớm.
Việc hiểu rõ khác biệt giữa Start-up và SME sẽ giúp các nhà sáng lập lựa chọn hướng đi phù hợp với nguồn lực và tham vọng của mình. Và nếu bạn đang trên hành trình khởi nghiệp hay điều hành một doanh nghiệp SME thì định vị thương hiệu đúng cách vẫn luôn là yếu tố then chốt giúp bạn nổi bật trong thị trường cạnh tranh.
TUT BRAND tự hào là đối tác đồng hành cùng nhiều Start-up và SME trong hành trình chinh phục thị trường. Liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để nhận tư vấn chiến lược truyền thông, xây dựng hình ảnh và kế hoạch phát triển thương hiệu phù hợp với từng mô hình doanh nghiệp.