
1. HÌNH DÁNG (SHAPE)
Hình khối ban đầu chỉ là những đường viền 2D, nhưng nhờ vào tài năng của các “phù thủy thiết kế”, chúng có thể chuyển thành 3D thông qua việc phối hợp đường nét, màu sắc, sáng tối và bóng đổ.
Hình khối có thể được phân loại thành ba nhóm chính:– Tự nhiên (Organic): Là những hình dạng có sẵn trong tự nhiên, chưa qua chỉnh sửa.
– Sắc cạnh (Geometric): Những hình dạng có góc cạnh rõ ràng và tuân theo quy tắc toán học nhất định.
– Trừu tượng (Abstract): Những hình dạng lấy cảm hứng từ thiên nhiên nhưng không hoàn toàn sao chép nguyên bản.
2. MÀU SẮC (CORLOR)
Dù có vẻ đơn giản, nhưng màu sắc lại chứa đựng một “phép thuật” kỳ diệu, có khả năng tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người xem.
Màu sắc trong các tác phẩm nghệ thuật cũng chính là “ngôn ngữ” mà nghệ sĩ dùng để kể câu chuyện của mình.
Việc kết hợp màu sắc một cách sáng tạo và tinh tế là cách mà các nhà thiết kế có thể điều khiển cảm xúc của người xem, truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng và để lại dấu ấn cá nhân.
3. SẮC ĐỘ (VALUE)
Trong thiết kế, giá trị là điều chỉnh độ sáng tối của màu sắc.
Giá trị của một màu có thể được hình dung như một dải màu, nơi sắc thái chuyển biến từ sáng nhất đến tối nhất.
Bằng cách “chơi đùa” với các sắc độ này, các nghệ sĩ có thể tạo ra ảo giác về khối lượng và thể tích, làm cho tác phẩm trở nên “sống động” và mang đậm cảm xúc hơn.
4. ĐƯỜNG NÉT (LINE)
Không chỉ đơn thuần là sự nối liền hai điểm, đường nét còn đóng vai trò như “mũi tên thần kỳ” dẫn dắt ánh nhìn của người xem đến những “điểm nhấn” quan trọng trong tác phẩm.
Mỗi đường ngang, đường chéo hay thẳng đứng đều chứa đựng một sức mạnh đặc biệt, mở ra cho người xem một không gian mới đầy sáng tạo và thú vị.
5. KHÔNG GIAN (SPACE)
Trong thiết kế, không gian, hay còn gọi là khoảng trống, là một phần rất quan trọng trong nghệ thuật tạo hình!
Nó bao gồm không chỉ khoảng trống xung quanh chủ thể (positive space) mà còn là khoảng trống giữa các yếu tố (negative space) – giống như “lá phổi”, giúp người xem dễ dàng “hít thở” và cảm nhận được sự hài hòa của bố cục.
Một thiết kế quá chật chội sẽ dễ khiến mắt người xem cảm thấy căng thẳng và rối mắt. Do đó, việc biết cách tận dụng “khoảng trống” là yếu tố quyết định để tạo ra một bố cục thông thoáng, dễ tiếp cận và thu hút sự chú ý của người xem.
6. KẾT CẤU (TEXTURE)
Kết cấu không chỉ đơn thuần là hình ảnh bề mặt, mà còn là “cánh cửa” mở ra một thế giới cảm nhận sâu sắc. Nó đánh lừa thị giác, biến việc “nhìn” thành “cảm nhận” qua xúc giác, khơi gợi trí tưởng tượng của người xem.
– Kết cấu thật (Tactile texture): Là cảm giác khi sờ vào bề mặt vật thể, như thô ráp, mịn màng, hay gân guốc.
– Kết cấu thị giác (Visual texture): Là hình ảnh mô phỏng kết cấu thật, tạo ảo giác khiến người xem cảm nhận như thể họ đang chạm vào bề mặt đó.
Bằng cách sử dụng kết cấu thị giác một cách khéo léo, thiết kế không chỉ trở nên thú vị mà còn kích thích trải nghiệm của người xem.